Theo ông Hùng, vai trò của giáo dục là giải pháp nền tảng, đóng góp rất đặc biệt trong việc đảm bảo ATGT. Ông cũng mong muốn ngành Giáo dục sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong tuyên truyền kiến thức về ATGT để thời gian tới không còn phải nghe tin người gây tai nạn là đối tượng thanh, thiếu niên.
Ông Trần Văn Đạt - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT), cho biết học sinh sinh viên vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông do một số em ý thức và kỹ năng khi tham gia giao thông hạn chế như: không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đi hàng đôi hàng ba, đèo quá số người quy định, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, uống rượu bia khi tham gia giao thông…
Ông Đạt cũng yêu cầu trong thời gian tới nhà trường cần tập trung đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT và lồng ghép với các phong trào, các hoạt động của nhà trường một cách phù hợp, hiệu quả.
Các trường tổ chức cho phụ huynh ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy…
" alt=""/>Khoảng 3.000 thanh thiếu niên tử vong do tai nạn giao thông mỗi nămQuan điểm của sở là sai đến đâu sẽ xử lý đến đó, từng cá nhân sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm. Với học viên H.C.G, sở sẽ căn cứ vào các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT về điều kiện dự thi tốt nghiệp, từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Nếu học viên không đủ điều kiện dự thi, sẽ không được công nhận kết quả thi” - ông Nam khẳng định.
Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, năm học 2022-2023, H.C.G - học viên lớp 12 của Trung tâm GDNN-GDTX quận Bình Tân, không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 nhưng vẫn đi thi và có kết quả đỗ tốt nghiệp.
Ở học kỳ I, học viên này có học lực trung bình, hạnh kiểm tốt; học kỳ II có học lực trung bình và hạnh kiểm khá. Đánh giá cả năm, học viên G. có học lực trung bình, hạnh kiểm khá.
Tuy nhiên, H.C.G đã nghỉ không phép 38 ngày ở học kỳ I và 29 ngày ở học kỳ II. Tổng cộng cả năm học, H.C.G nghỉ tới 67 ngày không phép.
Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT tại Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT (ban hành kèm theo Quyết định 23/VBHN-BGDĐT ngày 23/8/2014), tại Điều 17 quy định rõ "Những học viên thuộc một trong những trường hợp sau đây không được lên lớp:
1. Nghỉ học quá 45 buổi học trong một năm học (kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép).
2. Học lực cả năm xếp loại kém.
3. Học lực và hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu.
4. Xếp loại học lực cả năm yếu sau khi đã kiểm tra lại nhưng không đạt loại trung bình.
5. Không đạt hạnh kiểm loại trung bình sau khi được rèn luyện thêm trong dịp hè.
6. Bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên đối với những học viên không thuộc đối tượng xếp loại hạnh kiểm".
Như vậy, theo quy định này, học viên H.C.G không đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tại học bạ, ở phần đánh giá học viên được lên lớp thẳng hay ở lại lớp, trung tâm cũng đã đóng mộc dòng chữ: Không được thi tốt nghiệp. Học bạ được bà Nguyễn Thị Minh Loan - Phó Giám đốc (phụ trách chuyên môn) của Trung tâm GDNN-GDTX quận Bình Tân, ký tên, đóng dấu vào ngày 19/5/2023.
Dù vậy, được biết trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 vừa qua, học viên H.C.G vẫn được cung cấp Giấy báo dự thi; vẫn đi thi và có kết quả thi bài thi: Ngữ văn 4,4 điểm; Toán 6,5 điểm, Lịch sử 6,75 điểm và Địa lý 5,75 điểm. Với kết quả này, H.C.G được xét đỗ tốt nghiệp.
Sự việc chỉ được phát hiện khi vào ngày 24/7, Trung tâm GDNN-GDTX quận Bình Tân phát giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.